Nhằm hỗ trợ DN, tại Hội nghị Kết nối cung cầu hàng hóa và Hội chợ Công Thương vùng Đông Nam bộ - Bình Dương năm 2023, Sở Công Thương Bình Dương đã mời các đối tác là những các sàn TMĐT, nền tảng kết nối đa sàn TMĐT, đơn vị cung cấp giải pháp truyền thông đa kênh trao đổi trực tiếp cùng DN. Cụ thể, đại diện Công ty TNHH Shopee giới thiệu về sàn TMĐT SHOPEE và hướng dẫn DN kỹ năng phân phối sản phẩm trên SHOPEE; đại diện Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo chia sẻ về ứng dụng giải pháp quản lý và bán hàng đa kênh trên nền tảng Sapo Omnichannel; đại diện Công ty DANDELION Việt Nam giới thiệu về nền tảng TMĐT tư vấn DROPPII và các tiêu chí chọn lọc sản phẩm.
Qua khảo sát các gian hàng của các doanh nghiệp tại Hội nghị Kết nối cung cầu hàng hóa và Hội chợ Công Thương vùng Đông Nam bộ - Bình Dương năm 2023, các nhà phân phối, các nhà bán lẻ nhận thấy nhiều doanh nghiệp chưa có sự chuẩn bị kỹ cho hoạt động bán hàng, quảng bá sản phẩm của mình như: Chưa có danh mục hàng hóa; chưa công khai giá sản phẩm; bao bì sản phẩm chưa toát lên được tính chất đặc sản vùng miền; không cung cấp mã QR truy xuất nguồn gốc; chưa cung cấp được quy cách của sản phẩm;… Điều này đã vô tình đánh mất cái nhìn thiện cảm ban đầu đối với khách hàng đối với sản phẩm. Từ đó, dẫn đến việc đánh mất cơ hội khách hàng tiếp cận, tìm hiểu và mua sản phẩm.
Theo các chuyên gia tại hội nghị, doanh nghiệp cần thay đổi chính mình và xác định, trước khi giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng, cần có sự chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt, từ chất lượng, mẫu mã sản phẩm đến cả phương thức bán hàng của mình. Cần tạo được thiện cảm ban đầu của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Để giúp doanh nghiệp khắc phục những bất cập trong việc đưa sản phẩm đến với khách hàng, bà Phan Thị Khánh Duyên – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương cho biết, Sở Công Thương đã xây dựng chương trình phát triển TMĐT với nhiệm vụ liên kết, giao lưu, hợp tác giữa các thành phần kinh tế và người tiêu dùng, triển khai các chương trình hỗ trợ DN từ khi bắt đầu tham gia đến lúc kinh doanh, hoạt động trên môi trường trực tuyến.
Theo bà Huỳnh Đinh Thái Linh – Giám đốc Điều hành WTC Thành phố mới Bình Dương, sự phát triển mạnh mẽ của các sản TMĐT như hiện nay là điều mà các DN phải nhận thức và chuyển mình cho phù hợp với xu thế.
Tuy nhiên, việc tổ chức các hội nghị trực tiếp, cụ thể như Hội nghị Kết nối cung cầu hàng hóa và Hội chợ Công Thương vùng Đông Nam bộ - Bình Dương năm 2023 là dịp để các DN có thể cọ sát, so sánh sản phẩm mình với các đối thủ cạnh tranh một cách trực tiếp. Từ đó, thúc đẩy DN xác định lại giá trị sản phẩm của mình đang ở đâu, cần tăng cường giá trị sản phẩm như thế nào để có thể cạnh tranh cùng đối thủ. Bà nhấn mạnh, dù kinh doanh sản phẩm ở môi trường nào, truyền thống hay hiện đại, thì giá trị cốt lõi sản phẩm vẫn là yếu tố quyết định sự thành công của DN.
Được biết, sau Hội nghị Kết nối cung cầu hàng hóa và Hội chợ Công Thương vùng Đông Nam bộ - Bình Dương năm 2023, WTC sẽ phối hợp với Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ triển khai chương trình Nâng cao năng lực thúc đẩy các DN vừa và nhỏ tiếp cập với các công cụ trực tuyến, cũng như các chiến lược ra thế giới.
Cụ thể, trong quý 4/2023, Bình Dương sẽ chọn 30 doanh nghiệp để đào tạo chuyên sâu, giúp họ trang bị đầy đủ các nền tảng để đưa sản phẩm của mình lên nền tảng Youtube của sàn giao dịch quốc tế. Đây là cơ hội rất quan trọng, giúp sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam nói chung, tỉnh Bình Dương nói riêng vươn xa hơn.
Vĩnh Sang và nhóm PV, BTV" alt=""/>Bình Dương chú trọng thương mại điện tử để đưa hàng hoá vươn xa hơnUBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các sở TN&MT, Tài chính, Cục Thuế TP Hà Nội; UBND các quận, huyện, thị xã cần tăng cường các biện pháp quản lý, đảm bảo việc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất để các tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án (DA) đầu tư trên địa bàn TP.
Trong đó, đặc biệt phải bảo đảm nguyên tắc thu đủ số tiền sử dụng đất, các khoản tiền phạt do chậm nộp tiền sử dụng đất và các khoản nghĩa vụ tài chính khác với ngân sách nhà nước trước khi bàn giao đất, cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
Đối với các chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước nhưng đã bán nhà ở, công trình cho các tổ chức, cá nhân, Sở TN&MT và các sở, ngành liên quan; UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện đúng chỉ đạo của UBND TP tại văn bản số 4904/UBND-TNMT ngày 16/7/2015 về việc kiểm tra, kết luận, xử lý các vi phạm của đầu tư dự án phát triển nhà ở và cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở cho các hộ, gia đình, cá nhân mua nhà tại các DA phát triển đô thị trên địa bàn TP; đồng thời đề xuất các biện pháp kiên quyết theo quy định của pháp luật để thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất đối với các chủ đầu tư.
Đối với các chủ đầu tư vi phạm các quy định nêu trên mà chưa khắc phục vi phạm, chưa nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho ngân sách Nhà nước theo kết luận thanh tra và chỉ đạo của UBND TP thì các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã không thỏa thuận, đề xuất giao chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất (kể cả đấu giá QSDĐ), không đăng ký đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm, không làm thủ tục giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án mới; đồng thời Sở TN&MT phối hợp với Cục Thuế Hà Nội thông báo công khai nợ tiền sử dụng đất trên các trang thong tin điện tử của Sở TN&MT, và Bộ TN&MT.
Trường hợp chủ đầu tư được hoãn, giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất, chủ đầu tư đã hợp đồng bán nhà ở và công trình hiện hữu, nhà ở và công trình hình thành trong tương lai hoặc liên doanh, hợp tác với các chủ đầu tư thực hiện dự án, thì Cục Thuế Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở TN&MT kiểm tra, thông báo yêu cầu nộp ngay tiền sử dụng đất theo quy định.
UBND TP cũng yêu cầu Sở TN&MT chủ trì cùng sở Xây dựng, Sở Tài chính, Cục Thuế Hà Nội kiểm tra, rà soát lại quy trình phối hợp về hoãn, giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất; quy trình về bàn giao đất, cấp trích lục bản đồ, cấp phép xây dựng gắn với điều kiện thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, bảo đảm thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư nhưng không làm ảnh hưởng đến công tác thu ngân sách Nhà nước, không đề chủ đầu tư còn nợ nghĩa vụ tài chính về đất với Nhà nước nhưng vẫn bán nhà ở và công trình gắn với đất cho người mua nhà tại đô thị.
UBND TP cũng giao Thanh tra phối hợp với sở, ngành rà soát, phát hiện các trường hợp vi phạm, tổ chức thanh tra, kết luận, kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật, báo cáo UBND TP. Hà Nội.
Trước đó, Cục thuế TP Hà Nội đã công khai hàng loạt các đơn vị nợ thuế trên địa bàn. Theo Cục thuế TP, tính đến ngày 30.7, sau khi công khai 268 đơn vị nợ thuế đã có 136/268 đơn vị đã nộp vào ngân sách nhà nước (NSNN) số tiền 704 tỉ 783 triệu đồng. Trong đó: Có 25/38 dự án sau công khai nợ tiền sử dụng đất đã nộp vào NSNN 524 tỉ 810 triệu đồng; Có 111/230 doanh nghiệp (DN) sau công khai nợ tiền thuế đã nộp vào NSNN179 tỉ 973 triệu đồng.
Hồng Khanh
Các ý kiến phản hồi về bài viết, câu hỏi tư vấn, phân tích, đánh giá các dự án vui lòng gửi về email: [email protected] |